GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VĨNH LONG


Nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất mới phương Nam trước khi chế độ phong kiến thiết lập cai trị. Qua một thời gian dài, phạm vi và diện mạo của địa bàn khai phá được mở rộng hơn và ngày càng có những thay đổi đáng kể. Năm 1689, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn (bao gồm 1 phần của Bên Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dưới) thuộc Long Hồ Dinh. Đến đời chúa Võ Vương Nguyễn phúc Khoát vùng đất mới Phương Nam này đuợc đặt thành 3 dinhvà 1 trấn, gồm: Trấn Biên dinh, Phiên trấn dinh, Long Hồ Vinh, Hà Tiên trấn; Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh - bao gồm các tỉnh Bến tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ Năm Nhăm Tuất 1802 chúa Nguyễn lên ngôi - tức Vua Gia Long, vùng đất phương Nam được gọi là Gia Định thành. Từ năm Quý Hợi 1803, Gia định thành gồm có 4 dinh: Phiên trấn dinh, Trấn biên dinh, Trấn Định dinh, Hoằng Trấn dinh (tức Long Hồ dinh cũ). Năm 1804, Hoằng Trấn dinh đổi lại là Vĩnh Trấn dinh như đã đặt từ năm 1788. Đến năm 1808 lại đổi thành Vĩnh Thanh trấn là một trong 5 trấn của miền Nam bấy giờ. Sau đó, Vĩnh Thanh trấn được đổi lại là Vĩnh Long trấn,phân hạt gọi là Vĩnh Long tỉnh. Tên gọi Vĩnh Long bắt đầu có từ đây, gồm 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng, 408 xã thôn. Năm 1832, sau khi tổng trấn Gia định Lê Văn Duyệt mất, vua Minh mạng đổi trấn thành tỉnh, chia đất miền Nam làm 6 tỉnh gọi là Nam kỳ lục tỉnh, gồm Gia định, Biên hòa, Định tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Năm 185, Tỉnh Vĩnh Long có 3 phủ là Định Viễn, Hoằng Trị, Lạc Hòa, tới năm 1859 bỏ Phủ Định Viễn để lập thêm 2 phủ Định Tường và Hoàng An. Thời kỳ này Thị xã Vĩnh Long là tỉnh lỵ của Tỉnh cho đến ngày nay. Vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, dân số và lao động Thành phố Vĩnh Long nằm phía Bắc Tỉnh Vĩnh Long, tại ngã ba sông Tiền và sông Cổ chiên; phía Bắc giáp huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, phía Đông và phía Nam giáp huyện Long Hồ; phía Tây giáp huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính, gồm có 07 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9) và 04 xã (xã Trường An, xã Tân Ngãi, xã Tân Hòa và xã Tân Hội). Tổng diện tích đất tự nhiên 4,793 km2, trong đó diện tích nội thị 2,071 km2, diện tích ngoại thị 27,22 km2. Địa hình Thành phố Vĩnh Long phần lớn thấp trũng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và bị chia cắt bởi các sông rạch chằng chịt. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu của Thành phố Vĩnh Long mang những nét đặc trưng sau: - Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 27,70C - 280C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4,5 (34,5 - 37,60C), tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (19,2 - 24,30C), biên độ nhiệt dao động trong tháng khoảng 8,7 - 140C vào mùa khô và từ 10 - 14,10C vào mùa mưa. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2700 - 2800 giờ; tổng lượng mưa trung binh hàng na78m 1186 - 1193 mm; độ ẩm tương đối trung bình cả năm 80 - 81 %. * Tại thời điểm năm 2009, tổng số dân là 147.039 người, số dân thường trú trong khu vực nội thị Thành phố Vĩnh Long là 93.813 người, tổng số lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 45.534 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 43.829 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 96,3 %.

Tin xem nhiều nhất